Tìm hiểu các bệnh truyền nhiễm của chó thường gặp nhất

miapet Tìm hiểu các bệnh truyền nhiễm của chó thường gặp nhất

Khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus phát triển. Đây cũng là tác nhân chính gây ra các bệnh truyền nhiễm của chó. Nếu không có các biện pháp phòng ngừa kịp thời, chó rất dễ mắc các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy các bệnh truyền nhiễm của chó là gì và cách phòng ngừa như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây từ MIA.

Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm ở chó?

Các bệnh truyền nhiễm của chó là gì và nguyên nhân xuất phát từ đâu? Bệnh truyền nhiễm ở chó thường xuất phát từ các khu vực, các địa điểm có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, bao gồm vị trí địa lý như Việt Nam. Nguyên nhân phổ biến của bệnh truyền nhiễm ở chó là do vi sinh vật gây ra, tiêu biểu như vi khuẩn, virus, xoắn khuẩn, Rickettsia, Mycoplasma, nấm hay nguyên trùng Protozoa,… Những mầm bệnh này thường dẫn đến bệnh truyền nhiễm ở chó mèo. Bệnh có khả năng lây truyền rất nhanh, mạnh qua nhiều đường khác nhau và có diễn biến theo những giai đoạn riêng biệt.

Nếu chó nhà bạn mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, sẽ rất khó để điều trị dứt điểm bệnh. Hơn nữa, tỷ lệ tử vong của các bệnh truyền nhiễm cũng khá cao, mức độ lây nhiễm rất khó kiểm soát. Do đó, chúng ta thường chọn cách tiêm vacxin phòng các bệnh truyền nhiễm cho chó ngay từ lúc chúng đủ 35 ngày tuổi. 

Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm ở chó
Nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm ở chó

Các bệnh truyền nhiễm mà chó thường mắc phải

Hiện nay có rất nhiều loại bệnh truyền nhiễm ở thú cưng. Trong đó những loại bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở chó chính là:

  • Bệnh ho cũi chó: Hay còn gọi là bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Các chú chó rất dễ mắc căn bệnh này vào những giai đoạn tiết trời thay đổi đột ngột như giai đoạn giao mùa tại miền Bắc. Bởi vì đây là thời điểm có gió lạnh và độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn có trong bệnh ho cũi chó phát triển.
  • Bệnh Lepto: Bệnh Lepto xuất phát từ nguồn gốc virus có tên gọi là “xoắn khuẩn” gây ra. Căn bệnh này được liệt vào danh sách những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất đối với chó mèo. Bệnh Lepto thậm chí có thể lây sang cho người với các triệu chứng nặng như: sốt kéo dài giống như mắc bệnh cúm, thận, gan bị tổn thương, nguy hiểm nhất là gây viêm màng não cho người.
  • Bệnh viêm gan truyền nhiễm: Đây là căn bệnh truyền nhiễm do virus Canine Adenovirus-1 (CAV-1) gây ra. Bệnh này thường gặp ở những chú chó chưa kịp tiêm vacxin phòng ngừa hay những chó hoang ngoài đường, đặc biệt là các bé cún dưới 1 năm tuổi. Tuy rằng bệnh này sẽ không thể lây sang người, nhưng các chủ nhân cũng nên lưu ý phát hiện để kịp thời chữa trị cho thú cưng của mình.
  • Bệnh Care: Đây là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, còn được biết tới với tên gọi là Sài sốt. Mức độ nguy hiểm của bệnh Care rất cao, có thể khiến những chú chó con trong độ tuổi từ 2-6 tháng tuổi chết nhanh chóng và khó có thể cứu chữa. Tuy nhiên, khi lớn trên 1 năm tuổi, chó rất ít mắc bệnh Care.
  • Bệnh dại: Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm nhất ở chó và nó có thể lây sang người thông qua tuyến nước bọt của thú cưng nếu như lỡ tiếp xúc. Bệnh dại không có thuốc đặc trị cũng như phương pháp chữa trị dứt điểm. 

Dấu hiệu chó mắc các bệnh truyền nhiễm

Chó mắc phải bệnh truyền nhiễm đều sẽ có những dấu hiệu nhận biết rõ rệt. Đặc biệt, nếu chó nhà bạn có xuất hiện các dấu hiệu sau đây thì khả năng cao bé đã mắc bệnh truyền nhiễm:

  • Tình trạng sốt cao liên tục, nhiệt độ cơ thể ở mức cao từ 39 độ C đến 42 độ C.
  • Mắt của chú chó sưng húp, viêm niêm mạc, thường xuyên chảy nước mắt và đổ ghèn rất nhiều.
  • Hô hấp của chó trở nên khó khăn, liên tục thở khò khè và chó thường xuyên rên rỉ do viêm phổi cấp có mủ ở bên trong.
  • Hệ tiêu hóa trở nên kém so với bình thường. Chó liên tục nôn và đi ngoài ra máu, niêm mạc ruột bong tróc cao, khiến cho chó mất nhiều máu, sụt giảm lượng nước và điện giải trong cơ thể, dẫn đến tỷ lệ tử vong nhanh.
  • Tính tình của chó thay đổi đột ngột. 
  • Xuất hiện các biểu hiện khác thường ở lông, da. 
  • Thần kinh của chó bị ảnh hưởng, chó hay lên cơn co giật, chó run rẩy và gặp khó khăn trong đi lại. Chó thường xuyên chảy nước dãi và mắt luôn trợn ngược.

Một khi bạn nhận thấy cún cưng nhà mình xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu bất thường nêu trên, hãy nhanh chóng đưa thú cưng đến các phòng khám uy tín gần nhất để kịp thời cứu chữa.

Dấu hiệu chó mắc các bệnh truyền nhiễm
Dấu hiệu chó mắc các bệnh truyền nhiễm

Cách phòng bệnh truyền nhiễm ở Chó hiệu quả

Bởi vì hầu hết các bệnh truyền nhiễm ở chó chưa có thuốc cũng như phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn nên phòng bệnh các bệnh truyền nhiễm cho chó là cách tốt nhất để bạn bảo vệ sức khỏe cho cún cưng của mình. Đặc biệt, đối với những mầm bệnh truyền nhiễm ở chó sang người, chủ nuôi nên củng cố phương pháp phòng các bệnh đó ngay từ ban đầu để hạn chế tối đa rủi ro cho bé và các thành viên trong gia đình. Cho dù chó nhà bạn mắc bệnh và được chữa khỏi thì khả năng hồi phục hoàn toàn là rất thấp.

Để tiến hành phòng ngừa bệnh truyền nhiễm cho chó hiệu quả, bạn hãy thực hiện những lưu ý sau đây:

  • Tiến hành tiêm phòng vacxin đủ mũi cho chó từ nhỏ, theo hướng dẫn của cơ sở thú y.
  • Nâng cao sức đề kháng cho chó từ những chăm sóc trong sinh hoạt hàng ngày. Bạn hãy vệ sinh sạch sẽ môi trường ở của bé và có chế độ chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên tập cho chó vận động, rèn luyện thể lực mỗi ngày.
  • Luôn bày tỏ yêu thương và thể hiện tình cảm với cún cưng của mình. Điều này sẽ giúp tâm lý thú cưng vui vẻ, sống khỏe và hạnh phúc hơn rất nhiều.

Tìm hiểu bệnh Parvovirus ở chó

Bệnh Parvo ở chó, hay còn gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm do Parvovirus gây ra, luôn được các bác sĩ thú y liệt vào danh sách “cực kỳ nguy hiểm” với chó. Bệnh thường được phát hiện ở cún con và những chú chó chưa được tiêm phòng đầy đủ theo thời hạn. 

Tỷ lệ tử vong khi mắc phải căn bệnh Parvo là 80-100% và để tăng cơ hội sống cho cún cưng, bạn cần phát hiện bệnh sớm nhất có thể và đưa cún đến bệnh viện thú y uy tín để điều trị.

Tìm hiểu bệnh Parvovirus ở chó
Tìm hiểu bệnh Parvovirus ở chó

Các thể bệnh và triệu chứng bệnh Parvovirus ở chó

Bệnh Parvovirus ở chó thường được xuất hiện dưới 3 biến thể sau đây:

  • Thể ruột: Thể phổ biến nhất của bệnh Parvo trên chó, thường gặp ở các chú chó nhỏ có độ tuổi từ 3 – 6 tháng tuổi. Triệu chứng nhận biết là chó đi ngoài ra máu, phân có mùi tanh khắm, chó thường xuyên nôn ói ra bọt trắng, nặng nhất là ra máu.
  • Thể tim: Thể này thường gặp ở chó con từ 1- 4 tuần tuổi. Chó khi mắc bệnh sẽ bị suy tim cấp do virus tấn công và gây hoại tử cơ tim. Chó bị nhiễm Parvo thể tim thường chết đột ngột khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Đây cũng là dạng nguy hiểm nhất của bệnh Parvo trên chó.
  • Thể tim ruột kết hợp: Ở dạng này chó mắc bệnh sẽ chết nhanh chỉ trong vòng 24 giờ, kể từ khi có triệu chứng đầu tiên như: tiêu chảy nặng, mất máu, mất cân bằng điện giải, sốc tim, phù phổi,….

Đối với những chú chó mắc bệnh truyền nhiễm Parvo thể tim hoặc thể tim ruột kết hợp, tỷ lệ tử vong là rất cao và rất nhanh. Vì thế khi thấy cún cưng của mình có những dấu hiệu như trên, bạn nên đưa bé đến cơ sở khám uy tín nhanh chóng để có biện pháp chữa trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán chuyên sâu, phân tích bệnh cùng kết hợp các phương pháp kiểm tra cần thiết để xác định chó của bạn có bị mắc Parvo hay không và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn thông tin chi tiết về các bệnh truyền nhiễm của chó, các thể bệnh và triệu chứng bệnh Parvovirus ở chó. Để phòng bệnh truyền nhiễm, bạn nên đưa cún cưng của mình đến Bệnh viện thú cưng MIA để đội ngũ bác sĩ tiến hành xét nghiệm và chữa trị hiệu quả. Nếu bạn cần sự tư vấn dịch vụ khám chữa tại Bệnh viện thú cưng MIA, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi thông qua số hotline để được hỗ trợ tốt nhất!

THÔNG TIN LIÊN HỆ BỆNH VIỆN THÚ Y MIA PET

Địa chỉ: 18 Ngõ 10 Nguyễn Văn Huyên, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024 730 88966

Zalo: 03545 88966

Email: mia.animalhospital@gmail.com 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT LỊCH HẸN